Gopro Hero 8 - Flagship kế tiếp của Gopro trước Osmo Action?
DJI Ronin SC - Phiên bản gọn nhẹ và thông minh hơn của Ronin S
Crane 2 và Crane Plus - Những điều cơ bản để chọn lựa gimbal
Zhiyun Crane 2 và DJI Ronin S - Đâu là điểm khác biệt cơ bản ?
Thị trường Gimbal vừa qua đã xuất hiện thêm dòng sản phẩm DJI RoninS – chiếc gimbal đầu tiên từ hãng DJI sử dụng được cả cho DSLR và Mirrorless, hứa hẹn sẽ mang đến cho người dùng một trải nghiệm mới với nhiều tính năng nổi bật cùng những thước phim thật sắc nét.
DJI RoninS chính là con át chủ bài để đối đầu với dòng Zhiyun Crane 2 vốn đang được ưa chuộng trên thị trường. Tuy nhiên, vẫn có 1 số lượng người dùng trung thành với sản phẩm đến từ hãng Zhiyun. Vậy giữa 2 sản phẩm này có những điểm khác biệt thế nào ?
Bài viết dưới đây sẽ dựa trên một số tiêu chí khách quan để nêu ra những đặc điểm tạo nên sự khác biệt giữa 2 dòng gimbal trên, ở mức cơ bản nhất. Những khác biệt về các tính năng, có lẽ nên để cho các nhà quay phim các bạn tự mình trải nghiệm rồi !
1./ Thiết kế:
Về mặt thiết kế có thể nói là không có quá nhiều khác biệt giữa 2 dòng gimbal. Xét về cấu trúc, có thể nói kể từ khi xuất hiện trên thị trường, Ronin S chắc chắn là một trong những chiếc gimbal tay cầm đơn chắc chắn và bóng bẩy nhất. Thiết kế kim loại toàn phần và lớp sơn finish đen mịn tinh tế không chỉ mang đến vẻ ngoài mãn nhãn đầy thẩm mỹ, mà bản thân gimbal còn có sức chịu các loại máy ảnh nặng ký, như máy ảnh Canon 1DX Mark II, Panasonic EVA1, Canon C200 hay ALEXA Mini.
Tiếc thay, Zhiyun Crane 2 lại không sở hữu ưu điểm này, đặt ra giới hạn cho chính nó khi chỉ phù hợp với những chiếc máy ảnh mirrorless nhỏ nhắn có trọng lượng vào tầm 3,2 kg như các máy Sony A7III hay Panasonic GH5/GH5s.
2./ Screen Visibility
Trục Roll của Ronin S ưu điểm hơn Zhiuyn Crane 2 ở chỗ nó không che khuất màn hình máy ảnh nên các thiết bị có màn hình xoay lật có thể sử dụng linh hoạt và người sử dụng có thể nhìn ở những góc quay phức tạp.
3./ Phần tay cầm:
Một cách khách quan nhất, khi cầm trên tay cùng lúc Crane 2 và Ronin S, người sử dụng có thể cảm giác được rằng Ronin S sẽ mang lại cảm giác đằm tay hơn, chắc chắn hơn. Tất nhiên rồi, hàng mới mà :D
4./ Thời gian set up:
Giữa 2 dòng gimbal cũng không quá cách biệt, bạn chỉ cần 5-10p là có thể “cân”, setup Gimbal để sử dụng. Ronin S có thể cân tốt các máy cỡ lớn hơn như 1DXM2 mà không cần dùng tới miếng plate khác, qua đó giúp cho việc set up trên Ronin S sẽ nhanh hơn khi dùng với các máy cỡ lớn.
5./ Mức độ thuận lợi khi di chuyển
Thiết kế của DJI Ronin-S có điểm khác biệt hơn so với Crane 2, đó là việc thân máy và phần gimbal có khả năng tháo rời. Đặc điểm này giúp Ronin S trở nên thuận tiện hơn đối với người dùng, khi có thể mang theo trong balo vác đi khắp nơi, hoặc gắn vào hộp số RC, thanh cầm tay kép, thậm chí còn đóng vai trò như máy quay cần cẩu khi gắn vào thanh JIB , điều này chưa có trên Zhiuyn Crane 2
6./ Mức giá
Gimbal Crane 2 đã được sản xuất sớm hơn 1 năm, mức giá cũng đang dần ổn định và có chiều hướng giảm dần. Trong khi đó, Ronin S hiện là dòng Gimbal mới hơn, được sản xuất sau này, vậy nên mức giá cũng có phần khác biệt và tương đối là khá cao.
Giá tham khảo hiện tại ( có thể thay đổi theo thị trường)
– Zhiyun Crane 2: 12.400.000đ ( tặng kèm Follow Focus và combo 3 pin)
– Ronin S: mức giá dao động từ 16-18 triệu đồng
7./ Trọng lượng và tải trọng
Gimbal Zhiyun Crane 2 có trọng lượng khoảng 3lb, hỗ trợ chịu tải trọng 3.2kg. Trong khi Gimbal Ronin S hỗ trợ chịu được tải trọng 3.6kg, với cân nặng khoảng 4lb.
8./ Dung lượng pin
Zhiyun Crane 2 sử dụng 3 pin 18650 dung lượng 2000mAh, sử dụng được trong 18h. Ronin S lại chỉ sử dụng 1 pin 2400mAh, sử dụng tối đa trong 12h.
9./ Focus wheel
Núm xoay điều chỉnh Focus đều có trên cả 2 dòng gimbal, tuy nhiên cũng không quá nhiều khác biệt. Các bạn cứ thử trải nghiệm xem sao nhé.
10./ Phụ kiện đi kèm:
Zhiyun Crane 2 được cho ra mắt sớm hơn, nên đi kèm theo với nhiều loại phụ kiện hơn so với gimbal Ronin S như Remote điều khiển, bộ Servo Follow Focus, tay cầm đôi….
11./ Các nút điều khiển:
Ronin S bao gồm các nút điều khiển dành riêng cho cả camera và gimbal, có khả năng nhanh chóng chuyển đổi giữa các cài đặt, kích hoạt và dừng lại khi ghi hình trên máy ảnh, điều chỉnh vị trí camera bằng cách sử dụng nút joystick tích hợp trên thân máy.
Zhiuyn Crane 2 bao gồm các nút tích hợp theo dõi tập trung (Follow Focus) với màn hình OLED giúp bạn dễ dàng xác định trạng thái kết nối pin, mức pin, các chế độ điều khiển và các thông số camera cho phép bạn kiểm soát toàn bộ thông tin chi tiết của thiết bị khi hoạt động. Đây là điểm mạnh lớn nhất của gimbal Zhiyun Crane 2.
12./ Thay pin:
Đối với Crane 2, người dùng cần phải mở gimbal, lấy pin và dùng sạc ngoài, Ronin S lại chỉ cần cắm trực tiếp dây sạc vào gimbal là xong.
Nguồn : Đam Mê Số
Crane 2 và Crane Plus - Những điều cơ bản để chọn lựa gimbal
Zhiyun Crane 2 và DJI Ronin S - Đâu là điểm khác biệt cơ bản ?
Gopro Hero 8 - Flagship kế tiếp của Gopro trước Osmo Action?